Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

1Thất bại là mẹ của thành công, nghĩa là: Thất bại "sinh ra" thành công. Tại sao người ta lại nói như vậy?
Ta nên đi từ nguyên nhân của thành công. Nguyên nhân của thành công có nhiều yếu tố nhưng chủ yếu nó bao gồm:
- Có năng lực
- Chớp được thời cơ

Vậy thử xem Thất bại có sinh ra việc có năng lực và chớp thời cơ hay không? Khi người ta thất bại người ta thường ngồi suy ngẫm vì sao người ta thất bại hơn là khi người ta thành công thì người ta thường nghĩ vì sao người ta thành công. Thay vào đó, người ta ăn mừng và tự mãn, điều này giết chết thành công.
- Khi người ta nghĩ vì sao người ta thất bại thì điều đầu tiên nghĩ tới là năng lực của mình đã đủ chưa (khả năng chuyên môn của bản thân, khả năng liên kết và dùng người, nhân lực, vật lực và thời gian). Sau đó người ta nghĩ tới liệu mình thực hiện như vậy đã đúng thời điểm chưa, đã đủ chín để thực hiện chưa (chớp thời cơ). Khi người ta tìm được ra nguyên nhân như vậy, đa phần họ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho những lần sau để không bị thất bại. Do đó thất bại sinh ra thành công là vậy.
- Con người thường có tính kiêu hãnh, họ thường không chịu thất bại, họ luôn muốn chinh phục và luôn muốn thành công. Trong khi đó thất bại làm có tính kiêu hãnh của họ nổi dậy và mạnh lên, đó là vì sao mà thất bại sinh ra thành công vậy.

Ý NGHĨA của nó như thế nào? như ở trên tôi đã trình bày.
- Nó khuyên người ta khi thất bại thì đừng nản, phải biết nhìn lại để nhận ra vì sao lại như vậy và điều quan trọng hơn cả là làm sao để lần sau không bị như vậy nữa và lần sau làm như thế nào để đạt được.
- Nó còn một ý nghĩa nữa, một ý nghĩa hết sức con người, đó là an ủi người ta, đa phần sự an ủi đều tốt, nó làm cho người ta lấy lại được tự tin. Nhưng đôi khi nó làm nhụt chí người ta vì sự bằng lòng của họ lớn hơn ý chí của họ.

Câu nói trên chỉ có tác dụng đối với người có ý chí và lòng đam mê mà thôi











2 Chẳng ai muốn rước thất bại về phần mình. Nhưng dù gì thì trong cuộc sống ai cũng phải có đôi ba lần thất bại, dù chúng ta cố gắng né tránh, nó vẫn tìm đến với mỗi người vào những thời điểm riêng.
Khi tuyển dụng nhân viên, nếu chỉ được chọn một giữa hai ứng viên có khả năng tương đương, nhau, 1 người tràn trề tự tin và luôn chiến thắng, và 1 ngườỉ có phần dè dặt bởi đã từng phải nếm mùi thất bại, thậm chí là cay đắng, tôi sẽ chọn người thứ hai. Những người đã từng thất bại đã học cách thất bại, và đó là bài học đắt giá nhất và vì thế cũng quý giá nhất.
Sự tự tin của người luôn chiến thắng và sự tự tin của những người đã từng trải qua thất bại hoàn toàn khác biệt. Đó là tự tin của người biết và sự tự tin của người hiểu, Để đi từ biết tới hiểu, người ấy phải chiêm nghiệm bằng chính bản thân mình trong những lần vấp ngã.
Khi vấp ngã thất bại bạn bình tĩnh hay bấn loạn, đỗ lỗi cho vận xui hay nhìn nhận sai phạm của mình, than vãn hay tìm hiểu căn nguyên thất bại, buông xuôi trong tuyệt vọng hay tiếp tục tìm kiếm những cơ hội khác.
Người biết học cách thất bại là người biết cách nhẫn tốt nhất ,chỉ khi biết nhẫn bạn mới bình tĩnh nhìn ra cốt lõi vấn đề - lý do bạn thất bại ,từ đó rút ra bài học cho bản thân.
Người biết thất bại, bạn có thể nhận ra điều ấy trong mắt họ, sâu lặng hơn và trầm ngâm hơn, đôi mắt của những người hiểu được nỗi đau của thời kỳ trượt dốc, nhiều người sẻ bảo rằng họ có cái vẻ thu mình của kẻ nhút nhát, yếu đuối. Nhưng những kẻ hiểu đời sẽ nhận thấy trong đó sự dè dặt khôn ngoan, náu mình đợi chờ thời cơ thích hợp. Họ có thể không phải là người đầu tiên, nhưng sẻ là người đúng lúc. Có thể không là người mạnh nhất, nhưng sẻ là người cuối cùng trụ lại.
Và bởi thế bạn biết rằng, những thất bại, va vấp mà chúng ta trải qua trong đời cũng có ý nghĩa và giá trị của riêng nó, mỗi người phải có lúc thất bại đau đớn để hiểu mình hơn và hiểu người hơn. Để rồi có thể yêu thương, sẽ chia ,nâng đỡ và tha thứ.
Thất bại không chỉ giúp ta trưởng thành hơn, mà còn làm chúng ta cứng cõi,tự tin hơn
2 Trước hết chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa câu tục ngữ.
Thất bại là không đạt được kết quả, mục đích như dự định, trái với thành công. Vậy mà câu tục ngữ lại khẳng định thất bại là mẹ thành công-một điều hết sức mâu thuẫn.Hẳn ai cũng biết mẹ là người sinh ra, tạo ra.
Tổng kết lại, ta hiểu rằng có thất bại thì ta mới có kinh nghiệm, từ đó dẫn tới thành công. Vậy đúng là thất bại đã sinh ra thành công, có bại mới có thắng. Câu tục ngữ tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng thật ranó lại là 1 kinh nghiệm sống mang ý nghĩa thực tế.
Chẳng ai muốn rước thất bại về phần mình. Nhưng dù gì thì trong cuộc sống ai cũng phải có đôi ba lần thất bại, dù chúng ta cố gắng né tránh, nó vẫn tìm đến với mỗi người vào những thời điểm riêng.
Khi tuyển dụng nhân viên, nếu chỉ được chọn một giữa hai ứng viên có khả năng tương đương, nhau, 1 người tràn trề tự tin và luôn chiến thắng, và 1 ngườỉ có phần dè dặt bởi đã từng phải nếm mùi thất bại, thậm chí là cay đắng, tôi sẽ chọn người thứ hai. Những người đã từng thất bại đã học cách thất bại, và đó là bài học đắt giá nhất và vì thế cũng quý giá nhất.
Sự tự tin của người luôn chiến thắng và sự tự tin của những người đã từng trải qua thất bại hoàn toàn khác biệt. Đó là tự tin của người biết và sự tự tin của người hiểu, Để đi từ biết tới hiểu, người ấy phải chiêm nghiệm bằng chính bản thân mình trong những lần vấp ngã.
Khi vấp ngã thất bại bạn bình tĩnh hay bấn loạn, đỗ lỗi cho vận xui hay nhìn nhận sai phạm của mình, than vãn hay tìm hiểu căn nguyên thất bại, buông xuôi trong tuyệt vọng hay tiếp tục tìm kiếm những cơ hội khác.
Người biết học cách thất bại là người biết cách nhẫn tốt nhất ,chỉ khi biết nhẫn bạn mới bình tĩnh nhìn ra cốt lõi vấn đề - lý do bạn thất bại ,từ đó rút ra bài học cho bản thân.
Người biết thất bại, bạn có thể nhận ra điều ấy trong mắt họ, sâu lặng hơn và trầm ngâm hơn, đôi mắt của những người hiểu được nỗi đau của thời kỳ trượt dốc, nhiều người sẻ bảo rằng họ có cái vẻ thu mình của kẻ nhút nhát, yếu đuối. Nhưng những kẻ hiểu đời sẽ nhận thấy trong đó sự dè dặt khôn ngoan, náu mình đợi chờ thời cơ thích hợp. Họ có thể không phải là người đầu tiên, nhưng sẻ là người đúng lúc. Có thể không là người mạnh nhất, nhưng sẻ là người cuối cùng trụ lại.
Và bởi thế bạn biết rằng, những thất bại, va vấp mà chúng ta trải qua trong đời cũng có ý nghĩa và giá trị của riêng nó, mỗi người phải có lúc thất bại đau đớn để hiểu mình hơn và hiểu người hơn. Để rồi có thể yêu thương, sẽ chia ,nâng đỡ và tha thứ.
Thất bại không chỉ giúp ta trưởng thành hơn, mà còn làm chúng ta cứng cõi,tự tin hơn
1/MB: nêu vấn đề nghị luận: “học! học nữa! học mãi”
học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con ng` mở mang kiến thức,nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. nhận thức được tầm wan trọng của vấn đề này, tuy fải bận trăm công nghìn việc, nhưng lê-nin vẫn th` khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”.
2/TB:
A-BÌNH:
a)giải thích câu nói (or nêu các biểu hiện của vấn đề)học là việc học sinh tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo…khi học chúng ta fải tìm tòi, suy nghĩ them để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. như thế lời dạy của lê-nin có ý nghia là khuyên chúng ta fải luôn học hỏi ko ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả ngoài XH…
b)phân tích các mặt đúng,lợi:đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ rang từ trước đến nay. bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi ng` trong chúng ta chỉ như giọt nước. hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi wa thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế ko bao h chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta fải luôn luôn học tập ko ngừng.làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước VN or các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân laọi. ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con ng` mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta ko lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin:
“nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học” or:
“đường đời là chiếc thang ko nấc chót, việc học là quyển sách ko trang cuối cùng.” (Kalinin). Or câu của bác hồ :
“học hỏi là một việc fải tiếp tục suốt đời”.
Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng them giá trị chân lí của lời nhận định của lê-nin.
B-LUẬN: (mở rộng vấn đề)
a)phân tích các mặt bổ sung.
Nhưng thật đáng tiếc là có những ng` làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. thật đáng tiếc là trong nhà trường có những học sinh lười biếng, ko cố gắng chăm lo học tập, kiền thức nôgn cạn, dở dang. Cũng như thế trong XH còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được = cấp mà ko chịu típ tục học hỏi. và đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách vì đã ko nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này.
B)xây dựng thái độ đúng cần fải có.
Do đó, học hỏi suốt đời là một việc fải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. để việc học hỏi đạt kết quỷ thật tốt, chúng ta fải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành ng` lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước,sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. bên cạnh mục đích học tập,chúng ta còn fải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài XH..
c)phân tích nguyên nhân,hậu quả, (or tác dụng)
nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại 1 tác dụng, 1 kết quả thật to lớn là kiến thức của mỗi ng` trong chúng ta sẽ được lien tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay,nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết,trở thành nghĩa vụ của mỗi ng` công dân vì đất nước ta, sau gần một trăm năm đô hộ của thực dân pháp,sau hơn hai mươi năm chiến đấu chống đế quốc mỹ, đa số nhân dân ta ko có thời giờ và phương tiện để học tập.nên muốn nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến trrang, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế, tiến tới xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và phồn vinh, ta cần fải cố gắng học tập gấp năm mười lần trước đây thì mới mong có một đội ngủ cán bộ quản lí, khoa học kĩ thuật đông đảo, công nhân lành nghề,nông dân có trình độ cao để tiếp thu kỹ thuật mới tăng nâng suất lao động.
3/KB: thái độ,kết luận chung của bài nghị luận.
Rõ rang nhận định của lê-nin đúng là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại. Đồng thời,câu nói trên cũng bộc lộ tấm long, ước muốn thiết tha của lê-nin
Đề bài: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”
Bài làm
Trong cuộc sống này, tất cả mọi thứ đều phải thông qua sự ham mê, tìm hiểu, nhận thức thì nó mới trở thành một định lí, một khái niệm hay nói một cách khác là kiến thức. Từ xưa đến nay, con người qua lao động sản xuất đã tiếp nhận được bao nhiêu điều thú vị trên thế giới. Đó cũng là một cách tích luỹ kiến thức. Chẳng những vậy, những kiến thức được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng rất nhiều hình thức như truyền miệng hay sách vở v.v... Vai trò của việc học tập đã được khẳng định từ xa xưa. Chính vì vậy, Lê-nin, một vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng. Đó chính là :”Học, học nữa, học mãi”.
Câu nói trên chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời. Cái “học” ở đây không đơn thuần là tiếp nhận kiến thức khoa học mà nó còn là tiếp nhận kiến thức đạo đức, lí lẽ, biết phân biệt tốt xấu. Nó còn thể hiện cần học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện, từ thầy cô đến bạn bè, từ người lớn tới trẻ nhỏ, bất kì ai cũng đều có những ưu điểm. Chúng ta hãy biết tiếp nhận nó hoàn thiện nó để trở thành ưu điểm của riêng ta. Trong cuộc sống, đạo đức giúp ta có thể giao tiếp chan hoà với mọi người, biết sử dụng ngôn từ nhuần nhuyễn, thành thạo, đầy sức gợi cảm để chiếm được tình cảm mọi người xung quanh. Để đạt được điều đó chúng ta cũng cần sự hỗ trợ về kiến thức khoa học, xã hội. Kiến thức này giúp chúng ta có thể vận dụng trong cuộc sống, từ chữa bệnh đến tính toán, từ xây dựng đến làm mộc. Mỗi loại kiến thức đều giúp ta mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực riêng. Như kiến thức toán học giúp chúng ta tính toán dễ dàng, kiến thức văn học giúp ta có thể bay bổng, lãng mạn trong những vần thơ câu văn hay uyển chuyển trong cách dùng từ, kiến thức địa lí giúp chúng ta biết thêm về những miền đất mới, con người mới. Còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa với nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Dường như hai loại kiến thức này đều bổ trợ tương xứng cho nhau. Chính vì vậy chúng ta cần tiếp nhận kiến thức trong mọi lúc. Trong mỗi một câu chuyện hay mỗi một lời nói đều ẩn chứa một phần của kiến thức, chúng ta chỉ cần biết hợp những điều mà mắt thấy tai nghe, sự hiểu biết của chúng ta lại thì sẽ có được một khái niệm, một chân lí, một định lí nào đó rồi hãy khắc ghi lại, sẽ có lúc chúng ta cần vận dụng đến. Chính những vốn kiến thức từ bé, tu luyện bồi dưỡng dần cùng thời gian, nó sẽ kết lại thành một khối kiến thức giúp ích cho ta về hiện tại và cả về sau, nó giúp chúng có thể thành đạt trong cuộc sống. Một người nổi tiếng có câu rằng: “Kẻ dốt nát không có nghĩa là kẻ kém trí thông minh mà là kẻ không biết học hỏi, tìm tòi, khám phá, và sẽ mãi là kẻ không có tự do vì trước mặt anh ta mãi luôn là một thế giới xa lạ”.Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ được thế nào là học, học nữa, và học mãi. Đó là những dẫn chứng khá rõ nét phần nào đã thấy được ích lợi, mục đích, giá trị của việc học. Trong thời đại khoa học bây giờ thì nhu cầu về học tập là rất cấp thiết. Và để theo kịp xã hội và cách thích nghi với đời sống văn minh thì lại càng cấp thiết hơn. Cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học. Đó chính là ý nghĩa của ý thứ hai “học nữa”. Còn “học mãi”. Thế giới kiến thức là rất rộng lớn, để tiếp thu, tìm hiểu được hết mọi kiến thức thì chắc hẳn là không thể, thậm chí cả đời người cũng không xong. “Mãi” ở đây là mãi mãi, là liên tục, không dứt. Câu nói trên của Lê-nin-sử dụng cả biện pháp tăng cấp để thể hiện được giá trị việc học tập. Hơn thế nữa, con người đang sống trong kỉ nguyên mới, bên cạnh những quyền lợi khác thì “học tập” cũng là một quyền lợi, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân, là mục tiêu, yêu cầu mà bất cứ chính quyền nào cũng đặt ra đầu tiên và quan tâm hàng đầu. Và nhiệm vụ của chúng ta là học tập để phục vụ đất nước, vì tương lai của mình gắn liền với tương lai toàn dân tộc nói chung. Một người bác sĩ muốn chữa bệnh cũng phải học tập, kể cả kinh nghiệm lẫn kiến thức. Một người nông dân muốn cày cấy cũng phải học hỏi cách thức từ những người đi trước, có thể là không qua sách vở. Nói cho cùng thì trình độ văn hoá của mỗi con người là rất quan trọng trong cuộc sống và học tập – một lí tưởng cao đẹp lại là nền tảng cho mục tiêu quan trọng ấy. Cuộc sống sẽ luôn thay đổi theo những chiều hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn nếu mỗi con người biết học tập một cách đúng đắn. Như Bác Hồ, một con người gắn liền với nền độc lập nước ta và cũng là con người gần gũi với chúng ta nhất cũng khẳng định rằng học tập là nền tảng cho một đất nước hùng mạnh. Tuy vậy, hiện nay vẫn có một số người vẫn chưa thấm thía được ích lợi từ học tập, họ vẫn cho rằng học chỉ là phương tiện của nhiều mục đích khác nhau. Có người cho là vì tiền, có người lại cho là vì chức quyền. Nhưng không, mục đích của việc học tập là đổi mới con người, xã hội bởi kiến thức, khoác lên cho dân tộc, thế giới một bộ áo văn minh, hiện đại mà mỗi chúng ta chính la người được hưởng thành quả ấy.
Thấm hiểu những ý nghĩa sâu sắc trong câu nói nổi tiếng của Lê-nin ấy cũng chính là đã nhận ra được chân lí của học tập. Chúng ta cần biết học hỏi cho đúng, cho phải, biết chọn lựa mà học, hãy biết chắt lọc những gì tinh hoa nhất mà cảm nhận để những tiêu cực sẽ bị thay thế, tinh cầu này sẽ sống trong văn minh, và mỗi chúng ta sẽ là con người lịch sự, là con người có ích cho xã hội hay chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011