Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

1Thất bại là mẹ của thành công, nghĩa là: Thất bại "sinh ra" thành công. Tại sao người ta lại nói như vậy?
Ta nên đi từ nguyên nhân của thành công. Nguyên nhân của thành công có nhiều yếu tố nhưng chủ yếu nó bao gồm:
- Có năng lực
- Chớp được thời cơ

Vậy thử xem Thất bại có sinh ra việc có năng lực và chớp thời cơ hay không? Khi người ta thất bại người ta thường ngồi suy ngẫm vì sao người ta thất bại hơn là khi người ta thành công thì người ta thường nghĩ vì sao người ta thành công. Thay vào đó, người ta ăn mừng và tự mãn, điều này giết chết thành công.
- Khi người ta nghĩ vì sao người ta thất bại thì điều đầu tiên nghĩ tới là năng lực của mình đã đủ chưa (khả năng chuyên môn của bản thân, khả năng liên kết và dùng người, nhân lực, vật lực và thời gian). Sau đó người ta nghĩ tới liệu mình thực hiện như vậy đã đúng thời điểm chưa, đã đủ chín để thực hiện chưa (chớp thời cơ). Khi người ta tìm được ra nguyên nhân như vậy, đa phần họ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho những lần sau để không bị thất bại. Do đó thất bại sinh ra thành công là vậy.
- Con người thường có tính kiêu hãnh, họ thường không chịu thất bại, họ luôn muốn chinh phục và luôn muốn thành công. Trong khi đó thất bại làm có tính kiêu hãnh của họ nổi dậy và mạnh lên, đó là vì sao mà thất bại sinh ra thành công vậy.

Ý NGHĨA của nó như thế nào? như ở trên tôi đã trình bày.
- Nó khuyên người ta khi thất bại thì đừng nản, phải biết nhìn lại để nhận ra vì sao lại như vậy và điều quan trọng hơn cả là làm sao để lần sau không bị như vậy nữa và lần sau làm như thế nào để đạt được.
- Nó còn một ý nghĩa nữa, một ý nghĩa hết sức con người, đó là an ủi người ta, đa phần sự an ủi đều tốt, nó làm cho người ta lấy lại được tự tin. Nhưng đôi khi nó làm nhụt chí người ta vì sự bằng lòng của họ lớn hơn ý chí của họ.

Câu nói trên chỉ có tác dụng đối với người có ý chí và lòng đam mê mà thôi











2 Chẳng ai muốn rước thất bại về phần mình. Nhưng dù gì thì trong cuộc sống ai cũng phải có đôi ba lần thất bại, dù chúng ta cố gắng né tránh, nó vẫn tìm đến với mỗi người vào những thời điểm riêng.
Khi tuyển dụng nhân viên, nếu chỉ được chọn một giữa hai ứng viên có khả năng tương đương, nhau, 1 người tràn trề tự tin và luôn chiến thắng, và 1 ngườỉ có phần dè dặt bởi đã từng phải nếm mùi thất bại, thậm chí là cay đắng, tôi sẽ chọn người thứ hai. Những người đã từng thất bại đã học cách thất bại, và đó là bài học đắt giá nhất và vì thế cũng quý giá nhất.
Sự tự tin của người luôn chiến thắng và sự tự tin của những người đã từng trải qua thất bại hoàn toàn khác biệt. Đó là tự tin của người biết và sự tự tin của người hiểu, Để đi từ biết tới hiểu, người ấy phải chiêm nghiệm bằng chính bản thân mình trong những lần vấp ngã.
Khi vấp ngã thất bại bạn bình tĩnh hay bấn loạn, đỗ lỗi cho vận xui hay nhìn nhận sai phạm của mình, than vãn hay tìm hiểu căn nguyên thất bại, buông xuôi trong tuyệt vọng hay tiếp tục tìm kiếm những cơ hội khác.
Người biết học cách thất bại là người biết cách nhẫn tốt nhất ,chỉ khi biết nhẫn bạn mới bình tĩnh nhìn ra cốt lõi vấn đề - lý do bạn thất bại ,từ đó rút ra bài học cho bản thân.
Người biết thất bại, bạn có thể nhận ra điều ấy trong mắt họ, sâu lặng hơn và trầm ngâm hơn, đôi mắt của những người hiểu được nỗi đau của thời kỳ trượt dốc, nhiều người sẻ bảo rằng họ có cái vẻ thu mình của kẻ nhút nhát, yếu đuối. Nhưng những kẻ hiểu đời sẽ nhận thấy trong đó sự dè dặt khôn ngoan, náu mình đợi chờ thời cơ thích hợp. Họ có thể không phải là người đầu tiên, nhưng sẻ là người đúng lúc. Có thể không là người mạnh nhất, nhưng sẻ là người cuối cùng trụ lại.
Và bởi thế bạn biết rằng, những thất bại, va vấp mà chúng ta trải qua trong đời cũng có ý nghĩa và giá trị của riêng nó, mỗi người phải có lúc thất bại đau đớn để hiểu mình hơn và hiểu người hơn. Để rồi có thể yêu thương, sẽ chia ,nâng đỡ và tha thứ.
Thất bại không chỉ giúp ta trưởng thành hơn, mà còn làm chúng ta cứng cõi,tự tin hơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét